Tây Nguyên là một trong những nơi và có nguồn mật ong rừng đa dạng nhất bao gồm: Ong ruồi, ong khoái, ong đất, ong lỗ ngoài ra còn có loại ong dú cực kỳ quý hiếm. Bài viết dưới đây Hằng Thuận Tây Nguyên sẽ dưới thiệu cho mọi người biết để phân biệt được các loại ong rừng cho mật hiện tại ở nước ta nhé!
MẬT ONG RỪNG NGUYÊN TỔ HẰNG THUẬN TÂY NGUYÊN
Mật ong rừng nguyên tổ là mật ong còn giữ nguyên trong bọng chưa được vắt ra. Mật này chỉ có khi vào mùa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch hàng năm (Vào mùa ong rừng cho mật)
Chỉ có những nơi chuyên thu bắt mật ong rừng mới có được mật nguyên bọng như vậy.
Hằng Thuận Tây Nguyên là một trong những đơn vị chuyên thu bắt nên sở hữu đầy đủ 4 loại mật ong nguyên tổ dưới đây:
MẬT ONG RUỒI NGUYÊN TỔ
-
Vào cuối tháng 3 đến tháng 6 hàng năm ong ruồi kéo về mảnh đất Tây Nguyên làm tổ.
-
Ong ruồi là loại ong có kích thướt khá nhỏ từ 6 - 9 mm .
-
Tổ mật ong ruồi không làm trong rừng sâu, rừng già như ong khoái! Mà lại làm tổ ở những lùm cây, bụi rậm ở xung quanh bìa rừng.Có duy nhất một bầu mật nằm ngay phần trên nhánh cây mà nó làm tổ.
-
Mỗi tổ ong ruồi cho từ 300ml đến 500ml mật
-
Mật ong ruồi thường đặc, có màu sậm, vị ngọt thanh và mùi thơm hơn các loại ong khác.
Cách bắt mật ong ruồi nguyên tổ
-
Bắt ong ruồi rất dễ, không cần mặt đồ bảo hộ. Chỉ cần một hơi thuốc lá là chúng co cụm lại không biết đường tấn công ta nữa (có những tổ rất hiền tuy nhiên cũng có những tổ cực kỳ hung dữ, chỉ cần ta lại gần làm lay động cành cây chúng sẽ túa ra tấn công ta). Vết đốt của con ong ruồi chỉ có tác dụng sưng nhẹ và ngứa, mau xẹp nên không gây nguy hiểm gì mấy cho người.
-
ở Gia Lai – Kon Tum chúng tôi thường thì những trẻ nhỏ người đồng bào hay đi tìm bắt mật ong ruồi này vì trước là dễ bắt, cắn không nguy hiểm sau nữa là do trong các cây bụi rậm rạp và cho khá ít mật. Do đó người lớn thanh niên chủ yến đi bắt ong lỗ, ong đất và ong khoái có kinh tế hơn.
-
Có những tổ mật ong ruồi cho bầu mật màu vàng ươm rất bắt mắt cũng có những tổ màu sậm thậm chí màu ngã đen, độ đặc loãng giữa các tổ cũng rất khác nhau. Nói chung là ong ruồi rừng màu sắc và độ đặc loãng rất đa dạng phụ thuộc vào vùng hoa và thời điểm ong lấy phấn hoa về ủ mật. Nhưng nhìn chung màu mật ong ruồi sẽ vàng tươi, ngã sậm hơi đục nếu vắt lẫn nhiều phấn hoa và đặc biệt mùi vị rất thơm đặc trưng rõ ràng không lẫn vào đâu được.
=>Chính vì những đặt điểm trên mà mật ong ruồi dễ thu bắt, bánh mật lành lặn và đẹp mắt nhất.
Hình ảnh về bánh mật ong ruồi nguyên tổ
MẬT ONG KHOÁI NGUYÊN TỔ
Ong khoái là loại ong rừng lớn nhất cho mật (hay còn gọi là ong Thế),
-
Có kích thước từ 20 - 25 mm.
-
Tổ gồm 1 hoặc 2 bầu mật ở vị trí đầu và cuối ngay dưới bạnh cây, thỉnh thoảng gặp tổ già sẽ cho mật dọc hết phần tiếp giáp bạnh cây (bầu nẹp, tổ như vậy cực kì nhiều mật). Được làm trên các cành cây cao to hay vách đá thẳng đứng hiểm trở.
-
Ong khoái rất hung dữ, hiện chưa có tài liệu cho thấy loại ong này được nuôi dưỡng.
-
Một tổ cho từ 2 - 9 lít mật (Thỉnh thoảng gặp những tổ lớn già cho từ 10-15 lít).
-
Mật ong khoái có màu vàng chanh vào đầu mùa, vàng sậm vào cuối mùa, mùi thơm nhẹ và vị ngọt hơi chua thanh, uống rất ngon.
Cách bắt mật ong khoái nguyên tổ
* Vì ong khoái làm tổ trên các cành cây cao to nên trước hết để bắt được mật thì trong đội anh em chúng tôi phải có những người trèo cây giỏi.
Dụng cụ thu bắt bao gồm:
-
Balo bộ đội để khi trèo chúng ta bỏ các đồ dùng lặt vặt vào đó và đựng bì mật khi bắt xong
-
Túi nilon to để đựng mật
-
Dây dù cột giữ thả mật khi cần thiết
-
Dao cắt mật
-
Dao chặt cây, lửa (làm đuốc)
-
Mủ lưới trùm mặt nhỡ gặp tổ quá dữ
-
Dây thừng bảo hiểm, đinh 10, búa dùng khi gặp tổ trên những thân cây cao to không trèo vo được.
-
Khi phát hiện ra tổ ong khoái việc đầu tiên cần làm là quan sát kỹ xem và đánh giá là bầu mật có to không, tổ đã về được bao lâu, nên bắt được luôn hay để vài ngày nữa. Tổ có bầu mật to nếu làm cả nẹp là tổ già bắt ngay, còn tổ bầu mật nhỏ nên để lại vài hôm sau hãy bắt.
-
Lên phương án trèo vo, đu dây, hay đóng đinh tùy vào thế cây làm tổ.
-
Phân công ai trèo sẽ ngồi nước non nghỉ ngơi cho khỏe các anh em còn lại người kiếm củi người kiếm lá, chặt may chẻ lạc bó đuốc khói (bắt ong khoái nhất định phải có đuốc khói các bạn à! Không có khói là nó cắn bỏ mạng đó)
-
Sau khi có đuốc khói người phân công trèo sẽ mang theo cây đuốc bên mình trèo lên tiếp cận tổ. Thổi khoái vào cho ong thợ bay hết ra, quan sát cắt bỏ phần tiếp giáp giữa bầu mật và nhọng ong (nếu gặp tổ ong giữ tấn công ta nhiều thì nhanh tay cắt xả sáp xuống đất, còn tổ hiền ta giữ sáp con lại để một thời gian sau vào cắt mật tiếp lần 2), thu lấy phấn hoa ong khoái để riêng sau đó trùm bao nilon qua và cắt bầu mật, cho mật vào balo cột dây dù thả xuống (nếu ít mật thì khoát trên vai trèo xuống luôn).
-
Mật bắt xuống người được phân công cổng mật sẽ có nhiệm vụ mang theo trên lưng suốt quá trình hành quân trong rừng. (Nhiệm vụ này khá nặng nề đó các bạn, đi không chúng ta đã thấy mệt lả người rồi mà cổng thêm trên lưng ba lo có lúc lên đến 30kg, ôi mệt vãi đó!)
Để lấy được mật đôi khi anh em thợ rừng phải đánh đổi với rất nhiều nguy hiểm treo mình trên những thân cây cao to, bị cắn đến say sẩm nôn mửa tại rừng.
=>Với những đặc điểm trên nên mật ong khoái khi thu về thường hay vỡ vụng, đôi khi vẫn giữ lại được một vài mảnh bánh của bầu mật mà thôi
Hình ảnh về bánh mật ong khoái nguyên tổ
MẬT ONG ĐẤT NGUYÊN TỔ
-
Ong đất là loại ong hầu như chỉ tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên nước ta.
-
Ong đất Kích thướt 12-16mm lớn hơn ong ruồi và nhỏ hơn ong khoái, tổ gồm nhiều khoang bánh, mật sẽ được phân bổ đều nằm phần trên hoặc nguyên khoang bánh ở cuối mùa.
-
Ong đất thường được tìm thấy ở các triền đồi, chúng làm tổ trong lòng đất hay khe đá (thường sử dụng tổ mối bỏ đi làm tổ).
-
Thông thường mỗi tổ ong đất cho từ 2 đến 5 lít mật
-
Mật ong đất có màu vàng nhạt hơi ngã đục, không đẹp bằng mật ong khoái và ong ruồi. Mùi thơm của mật ong rất nhẹ và dịu. vị ngọt đậm khá gắt cổ. Tuy nhiên, vị ngọt gắt của mật ong đất không giống như gắt của mật ong nuôi.
Cách bắt mật ong đất nguyên tổ
Cách bắt mật ong đất dưới đất cũng khá đơn giản, không cầu kì khó khăn như ong khoái. Khi đã tìm ra tổ ong thì anh em chúng tôi tiến hành lấy mật như sau:
-
Đầu tiên quan sát kỹ nhận định xem tổ này ong đã về lâu chưa khả năng có mật nhiều ít (Thường những tổ nhiều quân, ngõ ong bò ra dô có màu đen, ong rất hung dữ lại gần chúng sẽ bay ra tấn công ngay thì tổ đó có nhiều mật). Nếu tổ mới về nên để lại theo dõi một thời gian rồi bắt mật sẽ nhiều và đặc hơn.
-
Khói là khắc tinh của các loại ong nên cũng không ngoại lệ anh em chúng tôi ngậm điếu thuốc phà mạnh trực tiếp vào miệng tổ ong một hơi gần hết. Lúc này chúng say khói sẽ không tấn công nữa ta bắt đầu lấy cuốc đào (Người địa phương thường không dùng cuốc mà chặt cây vót nhọn 1 đầu dùng để đào, nhìn khá dân dã. Họ nói khi đi tìm ong không nên mang cuốc theo vì mang theo sẽ không tìm thấy ong đâu)
-
Phải đào mở rộng và cẩn thận chứ không sẽ làm vỡ các bánh mật lúc nào không hay
-
Thông thường chỉ mất 5-10 phút là chúng ta đã đào xông tổ ong đất
-
Mỗi tổ thường có từ 3 đến 7 khoang bánh mật. Ta dùng dao cắt và lấy ra từ từ từng khoang sau đó cắt bỏ phần bánh mật có dính nhộng ong chỉ thu các phần bánh chưa mật mà thôi.
-
Trong quá trình thu bắt mật vì không gian trong lòng chật hẹp, chắc chắn không tránh khỏi sự va quẹt các bánh mật vào đất nên thường khi vắt mật ong đất chúng ta hay thấy có 1 lớp cặn bên dưới. (Yên tâm nhé vì Hằng Thuận Tây Nguyên cho lắng lọc nhiều lần theo thời gian bảo quản nên loại bỏ hầu như hoàn toàn đất trong mật)
=>Với những đặc điểm trên thì bánh mật ong đất bắt về thường lành lặn hơn ong khoái tuy nhiên vì khoanh bánh mật to nên khi cho vào thẩu đựng phải tách nhỏ bánh ra do đó khi đến tay khách hàng cũng đã là từng miếng bánh mật nhỏ đó là chưa kể việc trong quá trình vận chuyển bánh mật sẽ dập chảy mật ra khá nhiều.
Hình ảnh về bánh mật ong đất nguyên tổ
MẬT ONG LỖ NGYUYÊN TỔ
Ong lỗ có hình dáng và kích thướt giống y ong đất tuy nhiên có điểm khác đó là ong lỗ chỉ làm tổ trong các bọng cây cao to trong rừng sâu.
Ong lỗ chỉ xuất hiện nhiều ở vùng núi Tây Nguyên đặc biệt là Gia Lai và Kon Tum. Nên rất ít người biết đến mặc dù chất lượng mật cực tốt (Theo tôi đánh giá chỉ sau mật ong ruồi).
-
Kích thướt con ong lỗ 12-16mm tương đồng con ong đất, Tổ gồm nhiều khoang bánh, mật sẽ được phân bổ đều nằm phần trên hoặc nguyên khoang bánh ở cuối mùa.
-
Ong lỗ thường được tìm thấy ở các rừng sâu khu vực Tây Nguyên, chúng làm tổ trong thân hay gốc cây to.
-
Thông thường mỗi tổ ong lỗ cho từ 2 đến 5 lít mật (đôi khi có tổ đông quân, đã già cho được 5-9 lít)
-
Mật ong lỗ có màu vàng hơi ngã sậm, tươi hơn ong đất 1 tý, vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng hao hao giống ong đất.
Cách bắt mật ong lỗ nguyên tổ
Hầu như anh em chúng tôi đi rừng tìm ong chủ yếu là bắt mật ong khoái còn thỉnh thoảng gặp phải tổ ong lỗ thì tiện bắt luôn vì mật ong lỗ bắt lâu và nhiều tổ công đoạn dàn dựng thế bắt khá mất công mặc khác tổ ong lỗ thường cho ít mật hơn ong khoái nhiều.
Sau đây là tóm tắc quá trình gặp bắt một tổ ong lỗ của anh em chúng tôi nhé!
-
Đang mãi mê ngước nhìn tìm ong khoái trên những cành cây cao to anh Tưởng nghe có tiếng ong kêu văng vẳng rất gần, biết ngay là tiếng ông lỗ anh hạ thấp tầm mắt nhìn kỹ xung quanh các thân cây trước mặt. A đây! 1 tổ ong lỗ khá nhiều quân, anh hú vang lên dồn dập liên tục (đây là tiếng báo hiệu gặp tổ ong để anh em đi gần đó tập hợp lại hỗ trợ bắt). Các anh em tập hợp lại, nhận định tổ này khả quan sẽ cho nhiều mật.
-
Mỗi người một nhiệm vụ chia nhau ra người cắt dây thừng, người chặt cây, người bó đuốc. Sau đó tập hợp lại lập thế làm giàn để có chỗ đứng thích hợp tiến hành lấy rìu chặt mở miệng tổ ong để lấy mật. (Có lúc gặp phải cây thế khó cực lắm các bạn à).
-
Để lấy được mật đã khá mệt nhưng khi nhìn thấy các bánh sáp đầy mật được lấy ra từ trong thân cây ai nấy cũng tươi cười hớn hở, cắn ngay vài phát cho đã luôn.
-
Trước khi tiến hành phải đốt đuốc lên cho tạo nhiều khói làm ong say không biết đường tấn công. (Ong này đốt cũng nhẹ, thường anh em hay chủ quan nên hầu như ai cũng lãnh vài nhát cắn)
-
Mỗi tổ ong lỗ để bắt được cũng phải mất từ 30 đến 60 phút.
=>Vì những đặc tính trên mà hầu như bọng mật thu về được rất ít và không lành lặn. Bánh mật bị tách hoặc vỡ vụng trong quá trình vận chuyển từ rừng về. Thỉnh thoảng gặp phải tổ bánh mật thật già mật đặc quánh lại mới vận chuyển bánh mật đến tay khách hàng được.
Hình ảnh về bánh mật ong lỗ nguyên tổ
GIÁ BÁN MẬT ONG NGUYÊN TỔ BAO NHIÊU
Mỗi một lít mật ong thường cân nặng dao động từ 1,37 đến 1,4 kg tùy vào từng loại và độ đặc loãng thời điểm thu bắt mật khác nhau.
Mỗi kg bọng mật sẽ vắt ra được từ 0,45 đến 0,63 lít mật, tùy từng loại.
Do đó giá bán mỗi kg mật ong nguyên tổ Hằng Thuận Tây Nguyên như sau:
-
Gía bán mật ong ruồi nguyên tổ (chỉ có bầu mật): 430.000
-
Gía bán mật ong khoái nguyên tổ: 500.000
-
Gía bán mật ong đất và lỗ nguyên tổ: 500.000
BAO NHIÊU KÍ MẬT ONG NGUYÊN TỔ VẮT RA ĐƯỢC 1 LÍT MẬT
Để vắt ra được 1 lít mật thì cần từ 1,6 đến 2,3 kg mật nguyên bọng. Tùy vào từng loại mật:
-
1 lít mật ong khoái cần 1,6-1,7 kg bọng mật.
-
1 lít mật ong ruồi cần 2,2 – 2,3 kg bọng mật.
-
1 lít mật ong lỗ và ong đất cần 1,7-1,8 kg bọng mật (tương đương nhau)
MUA MẬT ONG RỪNG NGUYÊN TỔ Ở ĐÂU
1/ Bạn có thể mua mật rừng ong lỗ trực tiếp tại CSSX: Hằng Thuận Tây Nguyên
Địa chỉ: 593 Phạm Văn Đồng, Phường Trần Hưng Đạo, Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
2/ Hoặc đặt hàng Online qua:
- Website: hangthuantaynguyen.vn
- Facebook Fanpage: Hằng Thuận Tây Nguyên
- Facebook Profile: Nguyễn Lệ Hằng
- Shopee: nhankt
- Hotline/Zalo: 08 6879 6879 Hằng: 0938 689 479 Thuận: 0911 688 388